Nghị định 106/2013/NĐ-CP: sửa đổi bổ sung nghị định 05/1999/NĐ-CP

Nghị định 106/2013/NĐ-CP: sửa đổi bổ sung nghị định 05/1999/NĐ-CP

December 16, 2020 0 By sangldd

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều khoản của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định sổ 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ. Nghị định 106/2013/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày ký.

Nội dung nghị định 106/2013/NĐ-CP:

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

Số: 106/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 05/1999/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 02 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨNG MINH NHÂN DÂN ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BẰNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 170/2007/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định sổ 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ,

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ như sau:
  2. a) Bổ sung cụm từ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” vào bên dưới cụm từ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’ tại mặt trước của Chứng minh nhân dân.
  3. b) Bỏ cụm từ “họ và tên cha”, “họ và tên mẹ” tại mặt sau của Chứng minh nhân dân.
  4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân như sau:

“Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại Điểm a, b trên đây, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp”.

  1. Sửa đổi từ ngữ:
  2. a) Cụm từ “Luật xử lý vi phạm hành chính” thay cho cụm từ “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính”.
  3. b) Cụm từ “cơ sở giáo dục bắt buộc” thay cho cụm từ “cơ sở giáo dục”.
  4. c) Cụm từ “cơ sở cai nghiện bắt buộc” thay cho cụm từ “cơ sở chữa bệnh”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
  2. Đối với Chứng minh nhân dân đã được cấp theo Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quy định chi tiết, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCNT các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, NC (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng